본문으로 바로가기

Tin tức toàn cầu Chủ hàng cam kết tăng đầu tư vào chuyển đổi số cho logistics

Ngày đăng kýMAR 23, 2023

Eric Johnson, Senior Technology EditorMar 9, 2023, 12:53 PM EST
Articles reproduced by permission of Journal of Commerce.

Eric Johnson, Senior Technology Editor
Mar 9, 2023, 12:53 PM EST
Articles reproduced by permission of Journal of Commerce.

Chủ hàng cam kết tăng đầu tư vào chuyển đổi số cho logistics Theo khảo sát, ngân sách trung bình cho các dự án chuyển đổi số logistics trong năm 2022 là khoảng 3 triệu USD. Nguồn: Travel mania / Shutterstock.com

Theo nghiên cứu gần đây của S&P Global Market Intelligence, trong việc tham gia các chiến lược chuyển đổi số ngành logistic thì phía chủ hàng có nhiều đơn vị cam kết tham gia hơn phía các nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Điều này đã được nêu trong bài nghiên cứu “Digital Transformation Projects Take Hold Among Shipping and Logistics Firms” được phát hành vào cuối tháng 2 trên tạp chí thương mại (JOC), cùng lúc với hội thảo TPMTech 23 tổ chức tại Long Beach. Theo đó, tỉ lệ tham gia chuyển đổi số của các doanh nghiệp gửi hàng là hơn 70%, còn đối với các công ty cung cấp dịch vụ logistics (LSP) thì tỉ lệ này là 64%, với các công ty vận chuyển (carrier) thì là 57%.

Xét trên mặt quy mô doanh nghiệp, tỉ lệ tham gia chuyển đổi số với các doanh nghiệp gửi hàng có doanh thu hàng năm trên 1 tỉ USD là 81%; còn với các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỉ USD thì con số này là 59%.

Con số này được đưa ra dựa trên bản nghiên cứu được thực hiện từ 20/10 tới 16/11 trên 513 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60% người trả lời là các doanh nghiệp gửi hàng.

Cũng theo đó, với các chủ hàng đã hoặc đang áp dụng các giải pháp chuyển đổi số thì việc quản lý đơn hàng hoặc việc lên kế hoạch cho chuỗi cung ứng là các yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên chỉ cao hơn việc theo dõi thời gian thực một chút,

Mark Fontecchio, chuyên gia phân tích tại S&P Global Market Intelligence’s Technology và cũng là tác giả của bài nghiên cứu, cho biết “Các doanh nghiệp gửi hàng đang áp dụng chuyển đổi số trên rất nhiều phương diện.

Điều này được phản ánh rõ ràng thông qua nhu cầu của họ - chủ yếu là các ứng dụng liên quan đến lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng cũng như việc theo dõi đầu cuối để biết hàng hóa của mình đang ở đâu hoặc khi nào thì tới nơi”

Các công ty cũng đang chuyển dần sang sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây trong quá trình chuyển đổi số của họ. Nhu cầu đối với các công ty cung cấp dịch vụ này cũng lớn hơn so với nhu cầu đối với các công ty cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng hay các công ty cung cấp phần cứng/IoT.
Flgure 1 : Most Common Digital Transformation Projects
Rào cản về nhân sự và kinh nghiệm Trong cả 3 nhóm đối tượng – chủ hàng, công ty cung cấp dịch vụ logistics và công ty vận chuyển – 40% số người tham gia khảo sát đều nói rằng thách thức lớn nhất trong việc chuyển đổi số vẫn là thiếu thốn nhân lực có kinh nghiệm. Ngoài ra thì còn một số khó khăn khác như tư duy cứng nhắc, không thấy được lợi ích lâu dài hoặc thiếu sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo.

Trong khi đó, hơn 1/3 số công ty có doanh thu hơn 10 tỉ USD trả lời rằng việc phát triển bền vững là động lực chính cho việc chuyển đổi số của họ.

Fontecchio đã viết “Những công ty có lượng lớn khí thải nhà kính đang cố gắng tìm phương án chuyển đổi số nhằm giảm thiểu điều này. Họ đã và đang sẵn sàng chi một khoản lớn cho chuyển đổi số”.

Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng ngân sách hàng năm của các công ty này dành cho việc chuyển đổi số là 3 triệu trong năm 2022, và con số này có thể tăng thêm 19% trong năm nay.
· Contact Eric Johnson at eric.johnson@spglobal.com and follow him on Twitter: @LogTechEric.

Bài viết gốc

Shippers committed to digital investments in logistics

Shippers committed to digital investments in logistics A survey of logistics professionals found companies budgeted an average of $3 million for digital projects in 2022. Photo credit: Travel mania / Shutterstock.com.

More shippers say they are committed to logistics-based digital transformation strategies than the asset-based and non-asset-based service providers that support them, according to recent research from S&P Global Market Intelligence.

The study, Digital Transformation Projects Take Hold Among Shipping and Logistics Firms, was released in late February in conjunction with the Journal of Commerce’s TPMTech23 conference in Long Beach. It found that 70 percent of shippers who participated have a formal digital transformation strategy, compared with 64 percent of logistics service providers (LSPs) and 57 percent of carriers across modes.

The degree to which shippers have such a strategy in place is dependent on size, with 81 percent of shippers with at least $1 billion in revenue having a formal strategy, compared with 59 percent for those with less than $1 billion in revenue.

The report was based on an S&P Global Market Intelligence survey of 513 supply chain professionals from Oct. 20 to Nov. 16, with shippers accounting for approximately 60 percent of total respondents.

In terms of specific areas where shippers have already implemented solutions or are planning to do so, purchase order management and supply chain planning were at the top of the list, slightly ahead of real-time tracking.

“Shippers are showing healthy adoption of a wide variety of digital transformation projects,” Mark Fontecchio, research analyst at S&P Global Market Intelligence’s Technology, Media and Telecommunications (TMT) division and author of the report, wrote. “The most widely adopted ones are reflective of their needs — primarily back-office software applications related to downstream supply chain planning, as well as tracking technologies to see where their goods are and when they’ll reach their destination.”

The report found that shippers were turning more often to cloud and data storage providers to assist with their digital transformation plans, ahead of transportation and logistics software providers, broader supply chain management software vendors, or hardware/IoT vendors.
Flgure 1 : Most Common Digital Transformation Projects
Lack of people, skills a hindrance Across all sectors — shippers, LSPs, and carriers — the top hindrance is a shortage of people and skills, with 40 percent of respondents citing that as their number one challenge preventing digital transformation. Other hurdles include a legacy mindset, insufficient proof of return on investment, and lack of executive support.

Meanwhile, more than one-third of very large respondents across all categories — those with $10 billion or more in revenue — cited sustainability as their top digital transformation driver.

“Likely these firms produce the highest volumes of greenhouse gas emissions and are looking to digital transformation to mitigate that,” Fontecchio wrote. “Shipping and logistics firms are ready to spend on digital transformation.”

He added that the median annual budget for digital transformation projects among shippers, carriers, and logistics service providers was $3 million in 2022, with that expected to increase 19 percent on average this year.

The Journal of Commerce is part of S&P Global Market Intelligence.
· Contact Eric Johnson at eric.johnson@spglobal.com and follow him on Twitter: @LogTechEric.