본문으로 바로가기

Tin tức toàn cầu Nhập khẩu hàng hóa Mỹ tăng vọt do nhu cầu dự trữ, gây áp lực lên hoạt động thông quan tại các cảng

Ngày đăng kýAPR 24, 2024

Peter TirschwellApr 11, 2024, 8:26 AM EDT
Articles reproduced by permission of Journal of Commerce.

Peter Tirschwell
Apr 11, 2024, 8:26 AM EDT
Articles reproduced by permission of Journal of Commerce.

Nhập khẩu hàng hóa Mỹ tăng vọt do nhu cầu dự trữ, gây áp lực lên hoạt động thông quan tại các cảng Theo Giám đốc điều hành, cảng Los Angeles đã có quý 1 với khối lượng hàng hóa vận chuyển cao thứ ba trong lịch sử. Ảnh: trekandshoot / Shutterstock.com
Nhiều chuyên gia dự đoán năm 2024 sẽ là năm hoạt động vận tải biển chậm chạp, tuy nhiên, điều bất ngờ là hoạt động nhập khẩu đang phục hồi mạnh mẽ, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tắc nghẽn tại các cảng Bắc Mỹ vào cuối năm nay.

Lượng container nhập khẩu vào Mỹ đã tăng trưởng hai chữ số trong ba tháng đầu năm. Sự gia tăng này diễn ra trên nhiều nhóm hàng hóa, cho thấy các nhà bán lẻ đang tái dự trữ hàng tồn kho sau giai đoạn giảm mạnh vào năm ngoái, khôi phục lưu thông cho các cảng biển và giảm giá cước vận tải.

Ngày 9/4, các nhà bán lẻ Mỹ đã tiếp tục tăng lần thứ ba liên tiếp về dự báo nhập khẩu nửa đầu năm, dự đoán khối lượng sẽ tăng 11% so với sáu tháng tương ứng của năm 2023.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhập khẩu hiện tại không chỉ đơn thuần là tái trữ hàng. Nó còn phản ánh sự phục hồi của ngành bất động sản và sản xuất chế tạo tại Mỹ.

Giám đốc điều hành cảng Los Angeles cho biết hoạt động nhập khẩu của cảng trong quý 1 dự kiến tăng 30% và là quý cao thứ ba trong lịch sử. Nhu cầu bắt nguồn từ người tiêu dùng Mỹ và các số liệu liên quan đều cho thấy sức mua rất mạnh.

Theo dữ liệu sơ bộ từ PIERS, sau khi bắt đầu tăng trưởng vào tháng 10 năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu container của Mỹ đã tăng tốc. Tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 4% (tháng 10), 5% (tháng 11), 10% (tháng 12), 11% (tháng 1), 32% (tháng 2) và 24% (tháng 3). Bờ Tây chứng kiến mức tăng trưởng nhanh hơn do hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu đã quay trở lại sau thời gian chuyển hướng sang bờ Đông và Vịnh Mexico trong lúc căng thẳng về đàm phán hợp đồng lao động với công nhân bốc xếp. Nhìn chung, sự gia tăng nhập khẩu diễn ra trên cả bờ Đông, bờ Tây.

Khi so sánh nhập khẩu bằng container giữa tháng 1 và tháng 2 năm nay so với năm ngoái, chuyên gia kinh tế Jason Miller cho biết 5 nhóm hàng hóa nhập khẩu hàng đầu theo dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ (chất bán dẫn và linh kiện điện tử khác, sản phẩm nhựa, đồ nội thất gia đình và văn phòng, phụ tùng ô tô và đồ gia dụng) đều đang có mức tăng trưởng mạnh, cho thấy sự phục hồi toàn diện.

Ông Miller, vừa là giáo sư môn Quản lý chuỗi cung ứng tại đại học Michigan và cũng là phân tích viên của tạp chí thương mại, cho biết “Chúng ta tiếp tục thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các đơn hàng mới của các nhà sản xuất Mỹ đối với máy tính và đồ điện tử, đặc biệt với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy nhập khẩu linh kiện nhiều hơn”.

Ông Miller bổ sung thêm “Đồ gỗ nội thất, đồ gia dụng và sản phẩm nhựa cũng tăng mạnh do nhiều gia đình xây mới. Nhiều nhà mới nghĩa là cần nhiều đồ nội thất, đồ gia dụng…”

Chuyên gia Miller cũng cho biết việc tái trữ hàng tồn kho đang diễn ra bình thường trở lại, cho thấy giai đoạn giảm hàng tồn kho đã kết thúc.

Ông ấy nói: "Chúng tôi đã thấy các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ nhập khẩu lấy lại tỷ lệ tồn kho trên doanh số trở lại mức trước COVID, trong khi tỷ lệ này đã tăng cao vào đầu năm 2023. Vấn đề then chốt với việc tỷ lệ tồn kho trên doanh số cân bằng là các đơn hàng bổ sung bây giờ sẽ gần bằng 1 trên 1 với doanh số bán hàng, trong khi trong giai đoạn giảm tồn kho, các đơn hàng bổ sung theo định nghĩa sẽ ít hơn 1 trên 1 so với doanh số bán hàng."

Theo PIERS, nhập khẩu vào Mỹ từ châu Á trong tháng 2 là 1.42 triệu TEU, tăng gần 40% so với tháng 2/2023. Con số này nối tiếp mức tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 1.
Tăng trưởng khối lượng Châu Á-Hoa Kỳ tăng tốc trong tháng Hai
Sự gia tăng đột biến có thể gây rối loạn hoạt động thông quan tại cảng Sự gia tăng đột biến về lượng nhập khẩu có thể kéo dài đến hết năm nay. Các nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence đã liên tục điều chỉnh tăng dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ. Tình hình việc làm và tăng lương đang diễn biến tích cực, với số lượng việc làm tại Mỹ trong tháng 3 vượt xa dự báo và kéo tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3.8%. Suy thoái kinh tế Mỹ gần như không còn được nhắc đến nữa, mặc dù S&P Global Market Intelligence tin rằng sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ vượt xu hướng vào năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng quý theo tỷ lệ hàng năm của Mỹ sẽ chậm lại dần dần, từ 3.2% trong quý 4 năm 2023 xuống còn 1.3% vào quý 4 năm 2024.

Tuy nhiên, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, số liệu nhập khẩu tăng mạnh là một dấu hiệu cảnh báo về hoạt động thông quan tại cảng, đặc biệt là ở Mỹ, quốc gia vốn có lịch sử đầu tư hạn chế vào năng lực của các cảng biển. Thực tế, lịch sử đã cho thấy tình trạng tắc nghẽn sẽ quay trở lại tại các cảng cửa ngõ chính khi lượng hàng hóa tăng vọt.

đã có một số dấu hiệu ban đầu về tình trạng tắc nghẽn do lượng nhập khẩu lớn. Theo Hiệp hội Vận tải Biển Thương mại Thái Bình Dương, tại các cảng Los Angeles và Long Beach, mặc dù không có tình trạng xếp hàng chờ đợi của tàu nhưng thời gian lưu của container trên đường sắt đã tăng từ 4.7 ngày trong tháng 1 lên 6.3 ngày trong tháng 2. Các cảng biển và đường sắt thừa nhận có tình trạng tồn đọng và họ vẫn đang cố gắng giải quyết.

Tương tự, Cảng Vancouver cũng đang phải đối phó với tình trạng tồn đọng container đường sắt kể từ đầu năm, chủ yếu là do sự gia tăng đột biến của hoạt động nhập khẩu. Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng tắc nghẽn nếu số liệu nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hiện tại.
· Liên hệ Peter Tirschwell tại peter.tirschwell@spglobal.com.

Bài viết gốc

US import surge comes amid restocking, but puts port fluidity in the crosshairs

US import surge comes amid restocking, but puts port fluidity in the crosshairs The first quarter was the Port of Los Angeles’ third-strongest quarter ever in volume terms, according to its executive director. Photo credit: trekandshoot / Shutterstock.com.
Don’t look now, but contrary to widespread sentiment throughout much of last year that 2024 would be another slow year for volumes, a broad-based recovery in imports is under way, creating new potential for disruption at North American ports later this year.

US import container volumes — up by double-digit percentages in each of the first three months of the year — are broad enough across commodity groups that economists believe a long-awaited restocking is under way following the lengthy destocking that led imports to plummet off their pandemic-induced highs during much of last year, restoring fluidity to congested ports and hammering ocean rates.

US retailers on April 9 upgraded their first-half import expectations for the third month in a row, predicting volumes will be 11% higher than the comparable six months in 2023.

But the import strength goes beyond restocking, showing the impact of a recovery in housing and the US manufacturing resurgence.

“Q1 [volume] looks to be up about 30% for us and it will be the third-best quarter in our history,” Port of Los Angeles Executive Director Gene Seroka told CNBC in Asia on April 3. “The demand starts with the US consumer and all of those statistics look very strong.”

After turning positive on a year-over-year basis in October, US containerized import growth has been accelerating, growing 4% in October, 5% in November, 10% in December, 11% in January, 32% in February and 24% in March, according to preliminary data from PIERS, a sister company of the Journal of Commerce within S&P Global. Import growth along the West Coast has been even faster this year, reflecting the return of discretionary cargo diverted to the East and Gulf coasts amid contentious longshore labor contract talks. Still, the growth has included all coasts.

Transportation economist Jason Miller said that when comparing containerized imports in January and February of this year with 2023, the top five product categories based on US Census Bureau data — semiconductors and other electronic components, plastic products, household and institutional furniture, motor vehicle parts and household appliances — reveal the broad-based nature of the import surge.

“We continue to see a strong upward trend in new orders reported by US manufacturers of computers and electronic products, especially with the AI boom, which is likely causing more imports of components,” said Miller, a professor of supply chain management at Michigan State University and a Journal of Commerce analyst.

“Furniture, appliances and plastics are likely being driven by robust single-family housing start activity, which is up 20% or so from last year at this time,” he added. “More single-family starts means more furniture, household appliances, etc.”

Miller also said inventory replenishment is showing signs of normalizing, meaning the destocking that contributed to the steep decline in import volumes last year may have finally turned a corner.

“We have seen various import-centric sectors of retail and wholesale trade get inventories-to-sales ratios back to pre-COVID levels, whereas they were elevated in the start of 2023,” he said. “The key issue with inventories-to-sales ratios being in balance is that replenishment orders will now be close to 1 for 1 with sales, whereas during the inventory drawdown period, replenishment orders are — by definition — less than 1 for 1 with sales.”

US imports from Asia in February of 1.42 million TEUs were up almost 40% from February 2023, according to PIERS. That followed an 18% year-over-year jump in January.
Asia-US volume growth accelerates through Februray
Surge could spoil port fluidity The surge could have legs this year. Economists at S&P Global Market Intelligence have been raising their forecast for US economic growth. Employment and wage growth have been strong, with US jobs growth in March blowing through expectations and driving down the unemployment rate to 3.8%. Virtually no one is talking anymore about an impending US recession, although S&P Global Market Intelligence believes that following robust, above-trend growth in 2023, quarter-over-quarter annualized real US GDP growth will slow sequentially, from 3.2% in the fourth quarter of 2023 down to 1.3% by the fourth quarter of 2024.

But for the moment at least, robust import numbers are a red flag for port fluidity, particularly in the US, which has a history of underinvestment in marine terminal capacity. Indeed, history has shown that congestion will rear its head at major gateway ports when volumes surge.

There have been some initial signs of congestion resulting from the strong import volumes. At the ports of Los Angeles and Long Beach, while there have been no vessel backups, rail dwell times rose from 4.7 days in January to 6.3 days in February, according to the Pacific Merchant Shipping Association. Marine terminals and railroads acknowledged backlogs that they have been working through.

Similarly, the Port of Vancouver has been dealing with rail container backlogs since early in the year, primarily due to a surge in imports. Watch for more congestion if the import numbers continue their current growth trajectory.